Phụ nữ sau khi sinh con, sảy thai hay nạo phá thai thường có nguy cơ dính buồng tử cung cao hơn những phụ nữ khác. Hiện nay, rất nhiều phụ nữ trẻ bị dính buồng tử cung, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, mang thai. Vậy những nguy cơ nào là nguyên nhân dẫn đến dính buồng tử cung? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Phá thai không an toàn gây tổn thương tử cung
Do lối sống tình dục thoáng nên nhiều phụ nữ trẻ đã mang thai ngoài ý muốn. Nhưng điều đáng nói là họ không ngần ngại đến các cơ sở không đảm bảo để “giải quyết” thai và rồi phải nhận hậu quả nặng nề về sau này. Phá thai không an toàn dễ gây cho phụ nữ nhắc những bệnh về viêm nhiễm và cũng có thế là nguyên nhân dẫn đến dính buồng tử cung.
Viêm nhiễm kéo dài, tái phát đi tái phát lại
Phụ nữ sau khi sinh hoặc bị sẩy thai cũng là đối tượng dễ bị dính buồng tử cung do vệ sinh không đúng cách gây viêm nhiễm kéo dài. Các bệnh viêm nhiễm không điều trị dứt điểm hoặc vệ sinh không đúng cách thì làm cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn và ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản của phụ nữ.
Dính buồng tử cung dưới sự đánh giá của chuyên gia sản khoa
Phá thai không an toàn được coi là nguy cơ hàng đầu khiến phụ nữ trẻ tuổi bị dính buồng tử cung. Dính buồng tử cung là một tai biến sản khoa thường gặp sau nạo hút thai. Tuy nhiên, biến chứng sản khoa không xảy ra tức thì sau khi nạo phá thai mà mà diễn tiến từ từ.
Do việc nạo thai tác động trực tiếp vào buồng tử cung làm tổn thương niêm mạc, nạo thai càng sâu làm lớp đáy nội mạc tử cung càng mòn, mất khả năng tái tạo nội mạc tử cung thì hai mặt trước và sau của tử cung sẽ dính vào nhau. Tùy thuộc mức độ tổn thương mà lòng tử cung có thể dính hoàn toàn hoặc một phần.
Nguy hiểm là dính buồng tử cung không có biểu hiện rõ ràng ngoài kinh nguyệt ít hoặc vô kinh, chị em thường nhầm tưởng rối loạn kinh nguyệt.
Khi buồng tử cung bị dính toàn phần sẽ làm cho tinh trùng không có đường đi lên vòi tử cung để thụ thai với trứng. Nếu tử cung bị dính một phần tinh trùng có thể lên thụ tinh với trứng nhưng phôi thai không thể vào tử cung làm tổ sẽ dẫn đến sảy thai hoặc chửa ngoài tử cung.
Buồng tử cung bị dính có thể được điều trị bằng phẫu thuật, tách phần bị dính để tái tạo buồng tử cung. Sau khi tách, bác sĩ chuyên khoa đặt vào buồng tử cung một vật ngăn cách để không cho hai mặt tử cung áp vào nhau, gây dính trở lại. Niêm mạc tử cung từ những nơi không dính sẽ lan ra, phủ kín mặt trong tử cung. Kết quả điều trị phụ thuộc vào diện tích tử cung bị dính, diện tích này càng nhỏ thì việc điều trị càng có kết quả. Trường hợp buồng tử cung bị dính toàn phần không thể thực hiện bóc tách sẽ dấn đến vô sinh thứ phát.
Để giảm thiểu nguy cơ dính buồng tử cung phụ nữ nên hạn chế việc nạo phá thai hoặc nên tới các cơ sở y tế an toàn để thực hiện thủ thuật này. Ngoài ra việc vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày tránh viêm nhiễm. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần tới ngay cơ sơ y tế để thăm khám, tránh để bệnh nặng có thể gây viêm nhiễm lên tử cung. Nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét