Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung có quan hệ được không

Chúng ta đã biết, đời sống tình dục là đỉnh cao của tình yêu, tình dục là biện pháp “giữ lửa” trong hôn nhân. Tuy nhiên, khi mắc các bệnh phụ khoa, trong đó có viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục của chị em.

Khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung có quan hệ được không 

Lộ tuyến (hay lộn tuyến) là các tổn thương ở cổ tử cung do các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung. Do các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm, khi đó gọi là viêm lộ tuyến.
Khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung có quan hệ được không 
Xem thêm:

Do đó, để đảm bảo sức khỏe, khi phát hiện mình bị viêm lộ tuyến và đang được điều trị hay chưa điều trị thì chị em cũng nên “kiêng” quan hệ tình dục trong thời gian này. Và chỉ làm “chuyện ấy” khi viêm lộ tuyến cổ tử cung đã được chữa trị khỏi. Việc điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung trước tiên cần điều trị viêm ổn định, dứt điểm để tránh bệnh tái phát.

Việc quan hệ tình dục khi đang bị viêm lộ tuyến sẽ làm cho các vi khuẩn có cơ hội tiến sâu vào trong và “phá hủy” bên trong cơ quan sinh sản. Kết hợp với các loại vi khuẩn khác xâm nhập từ bên ngoài, viêm lộ tuyến cổ tử cung  không những càng lâu khỏi mà còn có nguy cơ lan rộng và nặng thêm.

Như vậy, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung chị em không nên quan hệ tình dục, cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám chữa kịp thời. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ của tổn thương các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Những cách điều trị viêm phần phụ

  Trong cơ quan sinh dục của nữ, ống dẫn trứng, buồng trứng được gọi là tử cung phần phụ. Cho nên nói đúng ra viêm phần phụ là chỉ chứng viêm ống dẫn trứng và buồng trứng. Viêm phần phụ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và hạnh phúc gia đình người bệnh, nếu bệnh nặng có thể dẫn đến vô sinh. Vậy viêm phần phụ phải cần điều trị như thế nào

Những cách điều trị viêm phần phụ
  1. Làm thủ thuật: do chứng viêm gây ra tích dịch hoặc nang ở ống dẫn trứng và buồng trứng thì có thể làm phẫu thuật. Đối với người bị tắc ống dẫn trứng gây vô sinh, có thể làm phẫu thuật chỉnh hình ống dẫn trứng. Đối với người tái phát nhiều lần viêm cấp tính và mạn tính buồng trứng và ống dẫn trứng, viêm phúc mạc vùng chậu, trải qua các đợt điều trị bằng thuốc không có tác dụng thì người bệnh vô cùng đau khổ, hơn nữa đối với người tuổi cao, không cần sinh đẻ nữa thì có thể suy nghĩ đến việc cắt phần phụ hoặc cả tử cung lẫn phần phụ.
Những cách điều trị viêm phần phụ
Xem thêm:

  2. Điều trị bằng Đông dược: đối với người viêm phần phụ nhẹ hoặc viêm mạn tính thì đây là một lựa chọn khả quan, nhưng thường thì liệu trình khá là dài nên phải rất kiên nhẫn.

  3. Điều trị bằng thuốc kháng sinh: đối với người có triệu chứng bệnh rõ rệt thì lựa chọn đầu tiên là dùng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt các tàn dư của khuẩn gây bệnh, và dự phòng bệnh phát cấp tính. Bệnh viêm phần phụ cấp tính đầu tiên nên chọn điều trị bằng kháng sinh, và phải điều trị triệt để để tránh diễn biến thành mạn tính, tái phát đi tái phát lại.

  4. Vật lý trị liệu: các kích thích lành tính bằng nhiệt có thể thúc đẩy sự tuần hoàn máu trong vùng chậu, cải thiện trạng thái dinh dưỡng của các mô cục bộ, có lợi cho việc hấp thu và tiêu viêm. Các phương pháp vật lý trị liệu thường dùng là chiếu sóng ngắn, sóng siêu ngắn, hồng quang, chuyển dịch ion hóa,...Nhưng khi nhiệt độ cơ thể quá 37.5OC hoặc bị nổi hạch cơ quan sinh dục thì không dùng vật lý trị liệu. Hơn nữa vật lý trị liệu cũng có 1 số nguy hiểm nhất định.

  5. Dùng thuốc ngoài: là cách điều trị khá được coi trọng hiện nay trong điều trị viêm phần phụ. Vì hệ thống sinh dục của nữ giới có chức năng phòng bệnh tự nhiên, trong điều kiện bình thường thì có thể phòng tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, chỉ khi sức đề kháng của cơ thể yếu đi, hoặc vì lý do nào đó làm cho chức năng phòng bệnh này bị phá vỡ mới dẫn đến việc phát sinh viêm phần phụ, lúc ngày cần điều trị bằng thuốc.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Hướng dẫn cách đặt thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung



Viêm lộ tuyến cổ tử cung cùng với các bệnh lý phụ khoa khác đang trở thành nỗi lo của phụ nữ khi số ca mắc bệnh này ngày càng tăng lên. Đặt thuốc là cách được sử dụng nhiều nhất khi bị tổn thương này trong giai đoạn đầu. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách đặt thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung.


Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường gặp ở đối tượng nào?


– Người đã mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
– Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, sau khi sinh con.
– Những người đã sử dụng thủ thuật nạo phá thai, đã từng bị sẩy thai.
– Chị em phụ nữ đã có sự can thiệp của dao kéo phẫu thuật ngoại khoa không an toàn, làm ảnh hưởng tới cổ tử cung.
– Quan hệ tình dục không an toàn,…

Cần phải phân biệt được rằng viêm lộ tuyến cổ tử cung và lộ tuyến cổ tử cung là khác nhau, bởi nhiều người thường nhầm lẫn và sai lầm khi điều trị.
Lộ tuyến cổ tử cung là một tổn thương lành tính và gặp phổ biến ở phụ nữ nhất là ở giai đoạn sau khi sinh do lúc này cổ tử cung mở rộng, các tế bào hình trụ ở đây mọc lan ra ngoài lớp niêm mạc tử cung. Trường hợp này sau khi xét nghiệm chỉ khi phát hiện thấy bất thường mới áp dụng các biện pháp điều trị, bởi đôi khi can thiệp sẽ không có lợi cho tử cung.
Lúc này các loại nấm, vi khuẩn dễ dàng tấn công vùng tử cung, nếu như để các viêm nhiễm xảy ra thì được gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung. Trong trường hợp này, các bác sĩ thường áp dụng phương pháp đặt thuốc ở âm đạo (sát cổ tử cung), dùng thuốc kháng sinh và áp dụng các biện pháp diệt tuyến như: đốt điện, áp lạnh,…để trị tận gốc kh lộ tuyến nặng.
Tuy nhiên, cách điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng phải được xem xét và chẩn đoán kỹ lưỡng. Đối với mỗi đối tượng và tùy cấp độ viêm nhiễm mà chỉ định các phương pháp khác nhau. Đối với thủ thuật đốt điện tuy không gây đau đớn và thực hiện nhanh chóng nhưng không vì thế mà lạm dụng. Bởi nhược điểm của nó là để lại sẹo ở cổ tử cung nên sẽ rất ảnh hưởng trong quá trình sinh bé sau này. Thông thường, cách này chỉ được áp dụng cho những người đã sinh con và không muốn có thêm em bé nữa.

Hướng dẫn cách đặt thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Hướng dẫn cách đặt thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Xem thêm:

Đây là phương pháp thường được áp dụng đối với những trường hợp viêm lộ tuyến ở cấp độ nhẹ. Cách thực hiện như sau:

Số ngày thực hiện: Thông thường sẽ thực hiện 3 đợt. Mỗi đợt đặt thuốc kéo dài khoảng 10 ngày và cứ cách 3 ngày lại thực hiện đợt tiếp theo.
Thời gian thực hiện: buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi đã vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô ráo.
Cách đặt thuốc:
– Rửa sạch vùng kín bằng dung dịch vệ sinh có độ pH nhẹ, tránh các dung dịch có mùi thơm nặng và sát khuẩn cao. Có thể dùng nước muối sinh lý.
– Lau khô và sạch âm hộ.
– Ở tư thế ngồi xổm nhẹ nhàng đặt thuốc vào sâu trong âm đạo và khép chặt, rồi nằm yên để giữ thuốc.
– Để thuốc qua đêm.
– Cần chú ý rằng đặt thuốc hằng ngày kể cả bạn đang hành kinh.

Nguyên tắc sau khi đặt thuốc


Ngoài việc đặt thuốc ra, trong quá trình thực hiện phương pháp này cho đến khi triệu chứng khỏi hẳn, bệnh nhân cần lưu ý rằng:
– Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian chữa trị.
– Không sử dụng các chất kích thích, các thức uống có ga, cồn.
– Hạn chế tối đa việc sử dụng các thức ăn cay nóng.
– Tuân theo các chỉ định của bác sĩ và kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách,…
Viêm lộ tuyến cổ tử cung nếu không được can thiệp kịp thời và điều trị dứt điểm sẽ làm bệnh tái phát nhiều lần. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm bệnh lây, gây ra các bệnh phụ khoa khác và có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng và thiên chức làm mẹ của bạn sau này. Với hướng dẫn cách đặt thuốc viêm lộ tuyến cổ tử cung như trên, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị bệnh ngay tại nhà. Tuy nhiên, như đã nói ở trên tùy mức độ bệnh mà ta thực hiện theo phương pháp này. Bởi vậy, cách tốt nhất là khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng kín bạn nên đến ngay các trung tâm chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời nhất.

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Bệnh viêm phần phụ có gây nguy hiểm nhiều đến chị em phụ nữ

Nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến bệnh viêm phần phụ, trong đó vấn đề được quan tâm nhiều nhất là viêm phần phụ có nguy hiểm không? Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích hy vọng có thể giúp chị em giải đáp được thắc mắc này.


Bệnh viêm phần phụ là gì?

Viêm phần phụ là hiện tượng các tác nhân nấm, vi khuẩn hay tạp trùng xâm nhập và phát triển trong phần phụ của bộ phận phận sinh dục nữ gây ra viêm nhiễm. Phần phụ của cơ quan sinh dục bao gồm có vòi trứng, buồng trứng và hệ thống dây chằng rộng. Viêm phần phụ đồng nghĩa với đó là tất cả các bộ phận này đều bị viêm nhiễm.

Chị em có thể bị viêm nhiễm phần phụ do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân sau:

- Quan hệ tình dục không an toàn

- Viêm nhiễm từ các bộ phận khác sau đó lan sang phần phụ

- Do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ

- Do mặc quần lót chật hoặc còn ẩm ướt khiến vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập gây ra viêm nhiễm

- Do nạo phá thai không an toàn…

Triệu chứng viêm phần phụ điển hình đó là:

- Đau vùng bụng dưới kéo dài

- Đau khi quan hệ tình dục

- Rối loạn kinh nguyệt, khí hư ra nhiều

- Chóng mặt, buồn nôn và nôn…

Những triệu chứng này khiến người bệnh gặp rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Hơn thế nữa, bệnh còn gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em sau này.
Bệnh viêm phần phụ có gây nguy hiểm nhiều đến chị em phụ nữ
Xem thêm:


Bệnh viêm phần phụ có nguy hiểm không?

Vô sinh nữ không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của chị em mà còn đe dọa nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình.

Thế nhưng, có nhiều chị em lại cho rằng nếu có mắc bệnh viêm phần phụ thì cũng không cần thiết phải điều bởi họ đã có con cái đầy đủ. Tuy nhiên, điều này lại không hề đơn giản như vậy bởi bệnh tật nếu không được điều trị thì vẫn tiếp tục phát triển ở trong người và gây ra những biến chứng nguy hiểm và bệnh viêm phần phụ cũng không ngoại lệ.

Ngoài nguy cơ vô sinh thì bệnh viêm phần phụ còn gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như:


- Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày: Những triệu chứng của bệnh viêm phần phụ như khí hư ra nhiều, ngứa ngáy vùng kín, vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt khiến chị em cảm thấy rất khó chịu và gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.

- Apxe buồng trứng: Là hiện tượng buồng trứng bị ứ dịch mủ. Nếu người bệnh không có biện pháp điều trị kịp thời thì có thể sẽ phải cắt bỏ buồng trứng và đe dọa trực tiếp đến khả năng sinh sản.

- Viêm phúc mạc vùng đáy chậu: Viêm phần phụ nếu không được điều trị đúng phương pháp thì có thể dẫn đến viêm phúc mạc vùng đáy chậu với những biểu hiện như: cứng ở thành bụng, phía bụng ở trên rốn mềm, khi thăm khám chị em có thể bị đau vùng âm đạo và tử cung.

- Ngoài ra, bệnh viêm phần phụ còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như: viêm phúc mạc toàn thể, viêm tấy ở vùng đáy chậu…

Như vậy những nguy hiểm mà bệnh viêm phần phụ gây ra là không hề nhỏ. Do đó, các chuyên gia khuyên chị em khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ bệnh viêm phần phụ thì hãy đến ngay bệnh viện hay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Những dấu hiệu nhận biết và làm gì khi bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Bệnh phụ khoa hay viêm nhiễm cơ quan sinh dục ở nữ giới đang là một thực trạng báo động về nguy cơ sức khoẻ hàng ngày mà đặc biệt là sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. 

Dấu hiệu nhận biết khi bị mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa

- Khí hư bất thường là một trong những đặc trưng giúp chị em phụ nữ nhận biết bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Khí hư có thể là ra nhiều, có màu vàng, màu xanh hoặc kèm theo có mùi hôi khó chịu...

- Âm hộ, âm đạo của chị em phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa thường có những mụn lở loét, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa, đau, rát.

- Đau rát khi đi tiểu hoặc khi có quan hệ tình dục là một trong những biểu hiện thường thấy khi bị viêm nhiễm phụ khoa.

Xem thêm:


Làm gì khi có dấu hiệu bị viêm nhiễm phụ khoa.

Khi bị viêm nhiễm phụ khoa chị em cần bình tĩnh và tuân thủ theo một số những điều sau:

- Điều cơ bản đầu tiên mà chị em cần thực hiện đó là không nên trì hoãn việc khám, chữa bệnh với bất kỳ lý do gì. Khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa như trên bạn nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác và đảm bảo được điều trị đúng người, đúng bệnh.
Những dấu hiệu nhận biết và làm gì khi bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa

- Nhiều chứng viêm nhiễm phụ khoa sẽ lây nhiễm cho nam giới, đặc biệt đối với nam giới bị dài hoặc hẹp bao quy đầu. Chính vì vậy, nếu phát hiện được bệnh cần đảm bảo rằng chồng hoặc bạn tình phải được kiểm tra, chẩn đoán bệnh. Trường hợp bị viêm nhiễm cần điều trị cho cả hai  theo thời gian và đơn thuốc do bác sĩ chỉ định.

- Chị em phụ nữ nên ý thức vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày, luôn giữ cho "cô bé" được khô thoáng. Nếu bạn sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cần tìm cho mình loại thích hợp ít hoặc chất tấy rửa để tránh tình trạng mất cân bằng môi trường trong âm đạo.

- Trong thời gian bị nhiễm bệnh cho tới khi điều trị triệt để bệnh bạn cần kiêng kị chuyện vợ chồng để không làm cho tình trạng viêm nhiễm phụ khoa nặng hơn. Đồng thời cũng để tránh lây nhiễm cho đối phương.

- Chị em phụ nữ cũng cần lưu ý không nên ngâm mình trong nước lâu, nếu có điều kiện thì nên tắm bằng vòi hoa sen.

- Chị em phụ nữ cũng cần tránh mặc quần chặt thay vào đó nên mặc những đồ thoáng mát. Nên sử dụng các đồ lót chất liệu cotton...

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

Thuốc điều trị viêm phần phụ

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, phương pháp chữa viêm phần phụ chủ yếu là điều trị nội khoa với pháp đồ điều trị được chỉ định riêng cho từng người.

Bị viêm phần phụ nên uống thuốc gì?

- Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm chức năng cần thiết để xác định chính xác tình trạng bệnh lý, tác nhân gây bệnh và đánh giá mức độ viêm nhiễm. Sau đó, dựa vào những căn cứ này để đưa ra lộ trình điều trị cho bệnh nhân.

- Hầu hết các trường hợp viêm phần phụ đều được chỉ định dùng thuốc: Bao gồm thuốc tiêm hoặc thuốc uống. Các loại thuốc này chủ yếu là thuốc kháng sinh đặc trị. Việc sử dụng loại thuốc kháng sinh đặc trị nào còn phụ thuộc vào tác nhân gây nên bệnh.

thuốc điều trị viêm phần phụ
Xem thêm:

* Thuốc dùng trong điều trị viêm phần phụ bao gồm:
- Thuốc đặc trị vi khuẩn Chlamydia: Số người bị viêm phần phụ do Chlamydia chiếm từ 40-50% trên tổng số bệnh nhân.

- Thuốc kháng sinh đặc trị lậu cầu: Chiếm 20 – 40% tổng số bệnh nhân mắc viêm phần phụ.

- Thuốc kháng sinh đặc trị vi khuẩn Mycoplasmas hominis.

- Thuốc kháng sinh dành cho các loại vi khuẩn khác bao gồm cả vi khuẩn kị khí và ái khí.

Trong thực tế, có nhiều loại vi khuẩn kết hợp với nhau và cùng gây ra bệnh viêm phần phụ, nên việc sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị thường gặp nhiều khó khăn.

Những lưu ý trong uống thuốc điều trị viêm phần phụ là:
Thuốc chữa viêm phần phụ là khác nhau theo từng người. Do đó, nó chỉ phát huy hiệu quả khi sử dụng đúng thuốc, đúng người. Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân cần phải:

- Uống thuốc đủ liều và đúng giờ quy định;

- Không được tự ý bỏ dở lộ trình điều trị, cần kiên trì uống thuốc theo đơn của bác sĩ; tuyệt đối không được phối hợp nhiều đơn thuốc, hay chữa trị bằng nhiều cách khác nhau trong cùng một thời điểm.

- Sau quá trình điều trị, cần tái khám để có thể chắc chắn là bệnh đã khỏi hay chưa.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Biểu hiện của bệnh viêm phần phụ cấp tính

Biểu hiện của bệnh viêm phần phụ cấp tính thường rất dễ bị nhầm lẫn với rất nhiều bệnh phụ khoa khác, từ đó khiến cho việc điều trị viêm phần phụ trở nên khó khăn. 


Biểu hiện của bệnh viêm phần phụ cấp tính


Chính vì vậy việc quan sát và lắng nghe cơ thể của mình và đưa ra những phán đoán chính xác nhất là một trong những việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết giúp bạn tự bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Phần phụ của nữ giới bao gồm các cơ quan như: Vòi trứng, buồng trứng, hệ thống dây chằng giãn rộng… Bệnh viêm phần phụ được hiểu là tình trạng viêm nhiễm diễn ra các cơ quan trong hệ thống phần phụ. Thông thường viêm nhiễm ban đầu được diễn ra chủ yếu ở vòi trứng, sau đó lan rộng ra những vùng xung quanh khác. Viêm phần phụ có hai giai đoạn là viêm phần phụ cấp tính và viêm phần phụ mãn tính. Viêm phần phụ cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh viêm phần phụ.

Trong giai đoạn này, các biểu hiện của bệnh viêm phần phụ sẽ diễn ra rõ ràng hơn và người bệnh cũng dễ nhận biết. Những biểu hiện đó bao gồm:
Biểu hiện của bệnh viêm phần phụ cấp tính
Xem thêm:


Đau bụng dưới
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất mà hầu hết nữ giới đều phải trải qua khi mắc bệnh viêm phần phụ là đau bụng dưới.

Ban đầu, nữ giới thường có cảm giác đau đớn nhẹ tại vùng bụng dưới, nhưng cảm giác đau đớn sẽ liên tục tăng dần theo thời gian. Đặc biệt khi sử dụng tay ấn vào vùng bụng dưới, khi đi đại tiện và khi quan hệ tình dục, thì trạng thái căng tức và đau đớn này sẽ tăng lên gấp nhiều lần, khiến cho nữ giới cảm thấy vô cùng khó chịu.

Đau bụng dưới kéo dài khiến cho sức khỏe của nữ giới bị suy giảm rất nhanh. Một số chị em do không chịu được áp lực của việc đau bụng dưới dữ dội, đã dẫn tới tình trạng sốt cao, nôn mửa…

Rối loạn tiêu hóa
Một trong những dấu hiệu nhận biết viêm phần phụ có thể rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm đại tràng là: Đau đớn tại vụng dưới khi đi đại tiện, kèm theo chứng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, trong phân có thể lẫn với dịch nhầy và máu.

Thống kê của các chuyên gia đã chỉ ra rằng: Có từ 15 – 25% nữ giới khi mắc bệnh viêm phần phụ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.

Sốt cao
Sốt cao kèm theo ớn lạnh và rùng mình là biểu hiện bệnh viêm phần phụ cấp tính thường gặp ở hầu hết nữ giới. Thân nhiệt cơ thể của các chị em thường có những biến đổi thất thường, có thể sốt tới 39 – 40 độ C, nhưng cũng có lúc gây ra các cảm giác ớn lạnh và giảm thân nhiệt. Theo các chuyên gia khi gặp phải tình trạng này, cách tốt nhất là bạn nên nhanh chóng tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Rối loạn kinh nguyệt
Buồng trứng trong phần phụ là một trong những cơ quan có vai trò trực tiếp và liên quan mật thiết đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi buồng trứng bị viêm, chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy hầu hết nữ giới bị viêm phần phụ cấp tính đều có biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn và có thể kèm theo đau bụng kinh.

Theo thống kê của các chuyên gia, có hơn 50% nữ giới bị viêm phần phụ có hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt rối loạn.

Khí hư bất thường
Dấu hiệu thường gặp nhất của nữ giới bị viêm phần phụ là khí hư tiết ra nhiều, đặc và trông rất giống với mủ. Ngoài ra ở một số chị em còn có cảm giác khí hư của mình có mùi hôi rất khó chịu. Từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh. Có từ 39 – 65% nữ giới bị viêm phần phụ có biểu hiện khí hư bất thường. Chính vì vậy khi có những triệu chứng trên, nữ giới nên đặc biệt lưu ý và có những biện pháp điều trị kịp thời.

Theo các chuyên gia, bệnh viêm phần phụ cấp tính mặc dù có những triệu chứng rõ ràng và cụ thể hơn. Nhưng nếu sớm phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, sẽ nhanh chóng có hiệu quả và góp phần bảo vệ sức khỏe sinh sản của các chị em. Ngược lại, nếu bệnh viêm phần phụ cấp tính kéo dài đã chuyển sang mãn tính, thì hiệu quả điều trị không cao, thời gian điều trị kéo dài và có thể dẫn tới vô sinh ở nữ giới.

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Bệnh viêm lộ tuyến cấp độ 2 có nguy hiểm không

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung giai đoạn 2 nguy hiểm như thế nào mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 2 có nguy hiểm không

Chào bác sĩ ! Tôi khá lo sợ về bệnh lý viêm nhiễm lộ tuyến cổ dạ con của mình. Hiện ở mức độ viêm nhiễm lộ tuyến đã phát triển tại thời gian 2, tôi đã từng đi trị bệnh ở tương đối nhiều chỗ làm ko hết. Tôi xin hỏi B.sĩ, viêm lộ tuyến cấp độ 2 với nguy hiểm nhiều không?
Chào bạn !

Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung. Do các tế bào này sau khi ra ngoài vẫn hoạt động và tiết dịch như bình thường nên dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây tình trạng viêm nhiễm.
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 2 có nguy hiểm không
Xem thêm :




Giai đoạn đầu của bạn do điều trị không đúng phương pháp nên bệnh tiến triển nặng hơn. Lúc này các tế bào lộ tuyến viêm loét chiếm 2/3  diện tích cổ tử cung, sự tổn thương tế bào này là khá cao.
Các triệu chứng ban đầu khí hư ra nhiều kèm theo mùi khó chịu, ngứa ở bộ phận sinh dục, đôi khi ra máu sau khi quan hệ. Khi bệnh tiển triển viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 2 các triệu chứng ngày càng nặng hơn, lúc này khí hư tăng nhiều hơn, có màu vàng nhạt hoặc màu vàng, mùi hôi khó chịu, có dạng nhày đặc, ngứa rát kèm theo đau, thậm chí có máu kèm theo.

Viêm lộ tuyến cấp độ 2 tương đối nguy hiểm có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung: theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể khiến cho tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung tăng lên 10 lần so với người bình thường. Hiện nay việc điều trị viêm lộ tuyến ở cấp độ 2 bao gồm các phương pháp điều trị vật lý, trong đó phương pháp đốt lộ tuyến cổ tử cung bằng công nghệ leep đang là phương pháp điều trị an toàn hiệu quả nhất. Tuy nhiên, dù phương pháp nào bạn cũng nên tới phòng khám để có hướng điều trị tích cực và phù hợp nhất.

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Viêm phần phụ uống thuốc gì?


Phần phụ ở nữ giới là một bộ phận trong cơ quan sinh sản nữ, bao gồm: Buồng trứng, vòi trứng và dây chằng rộng. Viêm phần phụ xảy ra khi toàn bộ các cơ quan này bị các tác nhân đến từ bên ngoài mà chủ yếu là vi khuẩn tấn công và gây viêm.


Bệnh viêm phần phụ


Viêm phần phụ có thể được chia thành viêm phần phụ cấp tính, viêm phần phụ bán cấp tính và viêm phần phụ mãn tính. Mỗi dạng bệnh lý khác nhau có các triệu chứng khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng đều có những dấu hiệu viêm phần phụ cơ bản như:

- Cảm giác đau: Có thể là đau đột ngột vùng bụng dưới, đau vùng hạ vị, đau thắt lưng hoặc hai bên hố chậu; cảm giác đau tăng khi bệnh nhân đi lại, mức độ đau có thể thay đổi theo thời gian.

- Rối loạn kinh nguyệt hoặc rong kinh.

- Ra máu bất thường giữa chu kì kinh.

Viêm phần phụ uống thuốc gì?
Xem thêm:


Bị viêm phần phụ nên uống thuốc gì?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, phương pháp chữa viêm phần phụ chủ yếu là điều trị nội khoa với pháp đồ điều trị được chỉ định riêng cho từng người. Cụ thể:

- Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm chức năng cần thiết để xác định chính xác tình trạng bệnh lý, tác nhân gây bệnh và đánh giá mức độ viêm nhiễm. Sau đó, dựa vào những căn cứ này để đưa ra lộ trình điều trị cho bệnh nhân.

- Hầu hết các trường hợp viêm phần phụ đều được chỉ định dùng thuốc: Bao gồm thuốc tiêm hoặc thuốc uống. Các loại thuốc này chủ yếu là thuốc kháng sinh đặc trị. Việc sử dụng loại thuốc kháng sinh đặc trị nào còn phụ thuộc vào tác nhân gây nên bệnh.

* Thuốc dùng trong điều trị viêm phần phụ bao gồm:
- Thuốc đặc trị vi khuẩn Chlamydia: Số người bị viêm phần phụ do Chlamydia chiếm từ 40-50% trên tổng số bệnh nhân.

- Thuốc kháng sinh đặc trị lậu cầu: Chiếm 20 – 40% tổng số bệnh nhân mắc viêm phần phụ.

- Thuốc kháng sinh đặc trị vi khuẩn Mycoplasmas hominis.

- Thuốc kháng sinh dành cho các loại vi khuẩn khác bao gồm cả vi khuẩn kị khí và ái khí.

Trong thực tế, có nhiều loại vi khuẩn kết hợp với nhau và cùng gây ra bệnh viêm phần phụ, nên việc sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị thường gặp nhiều khó khăn.
 

Chuyện nhỏ trong nhà Template by Ipietoon Cute Blog Design